Trung Quốc mập mờ 4 giàn khoan mới tại biển Đông

19:07 |

Bắc Kinh vẫn luôn miệng nói mọi thứ đều là "hoạt động bình thường" khi được hỏi về bốn giàn khoan mới của Trung Quốc tại biển Đông, mập mờ nhiều mưu toan.

Sau nhiều tuần lì lợm dai dẳng cắm giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại biển Đông, nay phía Trung Quốc lại tiếp tục "ra tay" khi cho lắp thêm bốn giàn khoan mới hăm he đưa vào vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam, blog tin tức Là Vậy Đó cảm giác rằng dường như nhà cầm quyền Trung Quốc thấy chiêu lấy giàn khoan để trá hình xâm lăng thành công nên áp dụng tiếp với số lượng và quy mô lớn hơn?

Tàu Trung Quốc bảo vệ quanh giàn khoan Hải Dương 981 neo đậu trái phép tại biển Đông.

Trên trang VnExpress hôm nay có bài đăng Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan ở Biển Đông đưa tin về phát biểu mập mờ của nhà cầm quyền nước này trong việc dùng các giàn khoan mới ở đâu, nội dung bài viết như sau:

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết không có vấn đề gì đặc biệt xung quanh sự di chuyển của 4 giàn khoan tại Biển Đông vì đó là những "hoạt động bình thường".

"Những hoạt động (đó là) bình thường", Xinhua dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nói trong cuộc họp báo.

Khi được hỏi liệu các giàn khoan sẽ được hạ đặt tại những vùng biển mà sẽ gây tranh chấp hay không, người phát ngôn tuyên bố 4 giàn khoan vừa được triển khai ở Biển Đông nằm ngoài khơi tỉnh Quảng Đông và Hải Nam. Tọa độ của các giàn khoan có thể được tìm thấy trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc, bà Hoa nói.

Cục Hải sự Trung Quốc tuần này phát thông báo về hoạt động của các giàn khoan Nam Hải 2, 4, 5 và 9 ở Biển Đông và không cho biết chúng thuộc sở hữu của ai. Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) trước đó công bố có 4 dự án mới dự kiến triển khai tại vùng biển phía tây và phía đông Biển Đông trong nửa cuối năm nay, nhưng hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan có nằm trong những dự án này hay không...

Nói đi nói lại hành động vô pháp vô thiên của Trung Quốc khi lấy chiêu bài giàn khoan dầu để xâm phạm vùng biển Việt Nam thì lại thành ra nhàm, nhưng nếu không nhắc nhở thì khó nhìn ra rõ sự nham hiểm và nguy cơ mất chủ quyền đất nước vào tay bọn tham vọng đang mưu toan và hành động ngoài khơi biển Đông, một quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc lại cư xử chẳng khác nào một bọn thổ phỉ có đào tạo.

Thanh Thái

Giao thương với Trung Quốc có thể thay thế

17:32 |

Theo các doanh nghiệp tại TP HCM nhận định thì việc giao thương với Trung Quốc có thể thay thế bằng các thị trường và con đường nhập khẩu khác.

Nhận định này được chính các doanh nghiệp tại TP HCM thống kê từ số liệu thực của họ bao gồm nguồn nguyên liệu nhập khẩu hay thành phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chỉ số có cao nhưng vẫn thay thế được bằng cách chuyển hướng sang các nguồn cung khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...với mức giá cả nhập và xuất sẽ đội lên nhưng không quá nhiều để gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Dệt may Việt Nam là ngành đang phải nhập lượng nguyên liệu lớn nhất từ Trung Quốc.

Phân tích về ý kiến này của các doanh nghiệp tại TP HCM thì trong sáng nay trang VnExpress đã có bài báo đăng tải cụ thể mà blog tin tức online Là Vậy Đó xin được trích dẫn lại nội dung bài báo đó như sau:

Các ngành và doanh nghiệp tại TP HCM nhận định trong trường hợp quan hệ thương mại Việt - Trung xấu đi, hoạt động xuất khẩu ít bị ảnh hưởng, trong khi giá nguyên liệu nhập khẩu cũng chỉ tăng 10-15%.

Theo số liệu từ ngành Công Thương, nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 lên đến 23,7 tỷ USD (Việt Nam xuất khẩu 13,2 tỷ USD, nhập 36,9 tỷ USD). TP HCM cũng chịu chung tình cảnh và rất nhiều ngành sản xuất quan trọng của thành phố phải nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.

Đối với xuất khẩu, Sở Công Thương TP HCM cho biết trong trường hợp xảy ra căng thẳng về thương mại, mức độ ảnh hưởng không lớn vì nhiều mặt hàng của doanh nghiệp trên địa bàn không lệ thuộc cao vào thị trường Trung Quốc (gạo, cao su chỉ giảm từ 3 - 4%, rau quả giảm từ 7 – 10%). "Các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore…", lãnh đạo Sở Công Thương nói.

Về nhập khẩu, dù hầu hết các mặt hàng nguyên phụ liệu đều nhập siêu từ Trung Quốc, nhưng theo tính toán của Sở Công Thương, các doanh nghiệp của thành phố vẫn có thể nhập khẩu từ các thị trường khác với chất lượng cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan… Vấn đề chi phí nhập khẩu có tăng lên nhưng không quá cao. Cụ thể, đối với nguyên liệu vải phục vụ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu có thể tăng từ 10 - 15%, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất ngành may và da giày xuất khẩu tăng từ 7 - 10%.

Riêng thuốc trừ sâu và nguyên liệu, có thể nhập khẩu từ thị trường Malaysia, Ấn Độ nhưng nguồn gốc hàng vẫn là Trung Quốc (vì nước này chủ yếu sản xuất mặt hàng này) nên giá nhập khẩu sẽ tăng từ 15 - 20%. Đây là mặt hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông sản của nông dân, nên có khả năng chịu tác động theo hiệu ứng domino, tức là sẽ tăng giá thành của sản phẩm nông sản, giảm sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Trao đổi tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố chiều 9/6, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp cho biết họ không lo sợ khi "mất mối" làm ăn với Trung Quốc trong trường hợp quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo ông Trần Việt Anh - Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TP HCM, ngành nhựa có 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 90% doanh nghiệp toàn ngành phụ thuộc vào máy móc, thiết bị Trung Quốc.

"Thực sự tôi có băn khoăn nhưng đây cũng là cơ hội lớn để doanh nghiệp tính toán thay đổi công nghệ sản xuất và phụ thuộc vào một phía. Tuy máy móc của Trung Quốc rẻ nhưng chất lượng thấp và cồng kềnh, hiệu suất không cao như máy của Nhật Bản, Đức…", ông Anh nói.

Trong khi đó, ông Lê Văn Khoa - Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, nguy cơ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu thị trường, nâng cao nội lực. "Các doanh nghiệp phải hoạch định lại chiến lược kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu lớn ở một thị trường cụ thể. Đồng thời chủ động đa phương hóa, đa dạng hóa bạn hàng theo tinh thần cam kết WTO", ông Khoa nói.

Lãnh đạo Sở Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với các đối tác ở các nước mà Việt Nam có tham gia các ký kết Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ký trong thời gian tới để tận dụng thuế xuất ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu từ các thị trường này.

Bên cạnh đó, ông Khoa cho rằng các cơ quan nhà nước cần phải tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng xúc tiến đa dạng hóa thị trường nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu (vải, dệt may, da giày, thuốc trừ sâu, sắt thép) và xúc tiến xuất khẩu (hàng rau quả, cao su, gạo…) đối với các mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu lớn với thị trường Trung Quốc. Đồng thời, tăng cường kết nối cung cầu đối với ngành nguyên phụ liệu đã sản xuất được trong nước.

Ngoài ra, cần hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất ngành nguyên phụ liệu dệt may, da giày để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh vì giá nguyên phụ liệu sản xuất trong nước hiện cao hơn giá nhập khẩu từ Trung Quốc. "Nếu có ưu đãi tín dụng thiết thực, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng nguyên phụ liệu trong nước. Từ đó sẽ tạo ra hiệu ứng kích thích phát triển dây chuyền và từng bước nâng cao khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu", lãnh đạo Sở Công Thương nhận định.

Còn dưới đây là vài thống kê về chỉ số giao thương đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây, cũng được trang VnExpress đăng tải ngay trên bài báo vừa nêu:

5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP HCM vào Trung Quốc đạt 839,4 triệu USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 9,8% trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của thành phố (không tính dầu thô) và chiếm khoảng 13% kim ngạch xuất khẩu của cả nước vào thị trường này. Các mặt hàng xuất khẩu chính của TP HCM vào Trung Quốc: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gạo, rau quả, dệt may.

Kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp TP HCM từ Trung Quốc đạt 2,35 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 23,7% trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của thành phố và chiếm khoảng 14,5% kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ thị trường này. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của doanh nghiệp TP HCM, tiếp theo là Singapore (chiếm 9,9%), Đài Loan (7,3%), Nhật Bản (6,6%), Thái Lan (6,5%), Hàn Quốc (6,4%), Malaysia (5,4%). Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm vải các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; thuốc trừ sâu và nguyên liệu...

Tuy nói rằng nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, song nhìn chung cũng chỉ vì nguồn hàng của họ rẻ và gần bên nên tiện cho việc xuất nhập khẩu chứ không phải Trung Quốc là con đường duy nhất của kinh tế Việt Nam, sự chuyển hướng vẫn có thể thực hiện với vài thay đổi về mức giá mà chắc chắn nhà nước sẽ có điều chỉnh cho ổn định.

Mắt Gió

Trung Quốc bảo giàn khoan 981 đang di chuyển để dò dầu

21:51 |
Các chuyên gia về biển Đông cũng như dầu khí Trung Quốc bảo rằng việc giàn khoan Hải Dương 981 đang di chuyển là để thăm dò nơi có dầu mỏ và sẽ tiếp tục di chuyển cho tới khi tìm ra.

Sự xuất hiện của giàn khoan trái phép này của phía Trung Quốc từ đầu tháng 5 vừa rồi trên biển Đông được nhìn rõ ra rằng mang ý nghĩa bành trướng thế lực, hiện thực hóa tư tưởng bá quyền tại khu vực châu Á cũng như dùng sức mạnh cưỡng bức chiếm đoạt chủ quyền của các nước nhỏ hơn tại Asean, mang tính chất chính trị cao hơn và thực tế hơn là mục đích thăm dò dầu khí mà Bắc Kinh đang rêu rao.

Ảnh chụp giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu quân sự của Trung Quốc ở đằng xa vẫn hoạt động trái phép trên biển Đông.

Dường như mất mặt khi thấy âm mưu nham hiểm của mình bị bóc mẻ nên nhà cầm quyền Trung Quốc đã thay đổi động thái, cho giàn khoan di chuyển rồi rêu rao tiếp rằng họ thực sự đang tiến hành thăm dò dầu khí để tìm ra nơi có mỏ dầu để lấp liếm và tiếp tục tung hỏa mù với thế giới.

Trên báo VnExpress ngày hôm nay cũng đã có bài đăng về điều này, blog tin tức online Là Vậy Đó xin được trích dẫn lại nội dung bài báo đó như sau:

Một số chuyên gia năng lượng của Trung Quốc dự báo, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ di chuyển tới lui ở Biển Đông cho tới khi hoàn thành việc thăm dò dầu gần Hoàng Sa.

"Giàn khoan được thiết kế để thăm dò dầu ở Biển Đông. Nó sẽ di chuyển vào vùng nước sâu ở các khu vực khác trên Biển Đông", Reuters dẫn lời Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng Trung Quốc, thuộc Đại học Xiamen nói.

Còn ông Wu Shicun, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc, cho hay, nước này khá tự tin về khả năng có dầu ở khu vực mà giàn khoan 981 vừa hoàn thành giai đoạn một.

"Nếu không thì họ không bắt tay vào triển khai. Bắc Kinh đang gửi đi một tín hiệu với cộng đồng quốc tế rằng họ có khả năng thăm dò ở vùng nước sâu", ông Wu cho hay. "Trung Quốc có thể làm việc này từ lâu nhưng lại không có phương tiện và công nghệ".

Các chuyên gia nhận định, nếu giàn khoan tìm thấy dự trữ dầu, Trung Quốc có thể đưa cơ sở vật chất đến để khai thác dầu và tàu đặt ống dẫn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển dầu khí sang tàu. Quá trình này có thể mất vài năm, còn việc khai thác sẽ kéo dài hàng chục năm.

Trung Quốc trông đợi giàn khoan Hải Dương 981 có thể đem lại cơ hội hiện hữu đầu tiên về dầu cho nước này ở Biển Đông. Nước này đang phải nhập khẩu gần 60% nhu cầu về dầu và 30% nhu cầu gas.

Hôm 27/5, Trung Quốc di chuyển giàn khoan Trung Quốc về phía đông nam đảo Tri Tôn. Cục Hải sự Trung Quốc cũng ra thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đang được di chuyển theo hướng đông bắc và cảnh báo các tàu thuyền qua lại trong khu vực thận trọng để tránh va chạm. Theo thông báo, giàn khoan 981 đã "hoàn thành giai đoạn khoan thăm dò đầu tiên và chuyển sang giai đoạn tiếp theo".

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan cùng nhiều tàu và máy bay hộ tống đến khu vực Hoàng Sa của Việt Nam hiện vẫn bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Hôm qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Cardin thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ khi đến Hà Nội một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động đơn phương nguy hiểm ở Biển Đông....

Dù thay đổi động thái và bước đi cụ thể ra sao thì phía Trung Quốc vẫn chưa dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông, vẫn hoạt động trái phép và rêu rao trơ trẽn về chủ quyền vô căn cứ của họ tại biển Đông, các hành động khiêu khích và leo thang căng thẳng vẫn được Bắc Kinh thao túng thực hiện ở khu vực này bất chấp quốc tế lên tiếng phản đối và chỉ trích.

Mắt Gió