Hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu trên thị trường?

21:55 |

Dù bạn là ai thì khi đứng trước vẻ đẹp của hột xoàn 5 carat chắc chắn cũng sẽ không cưỡng lại được sức hút của chúng. Điều gì khiến hột xoàn 5 carat không bao giờ giảm nhiệt? Hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu? Tất cả sẽ được Jemmia chia sẻ trong bài viết này.


Hột xoàn 5 carat là bao nhiêu ly?


Trước khi tìm hiểu về giá của hột xoàn 5 carat. Chúng ta cần nắm rõ những kiến thức xoay quanh hột xoàn 5 carat là gì? Hột xoàn 5 carat là bao nhiêu ly? Tỷ lệ quy đổi từ carat qua ly của những viên kim cương có hình dáng khác nhau thì có giống nhau không?

Bạn có biết hột xoàn 5 carat bằng bao nhiêu ly?


Khi mua một viên kim cương, những yếu tố nào sẽ khiến người mua quan tâm nhất? Thông thường đó sẽ là trọng lượng, màu sắc, kích thước, độ tinh khiết, giác cắt. Rõ ràng, đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu?

Trong đó, trọng lượng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến giá. Trọng lượng của một viên hột xoàn được tính bằng carat. Theo tỷ lệ quy đổi thì 1 carat sẽ bằng khoảng 0.2 gram. Vậy hột xoàn 5 carat là gì?

Hột xoàn 5 carat
Hột xoàn 5 carat

Hột xoàn 5 carat là khái niệm dùng để chỉ những viên kim cương có khối lượng 5 carat. Tương đương với 1.6 grams. Hột xoàn 5 carat hoàn toàn khác với hột xoàn 5 ly. Bởi số ly dùng để nói về kích thước. Còn carat lại dùng khi chỉ trọng lượng của viên kim cương.

Thông thường hột xoàn có trọng lượng 5 carat sẽ có kích thước khá lớn. Thường dao động khoảng từ khoảng 10 ly. Tuy nhiên, không phải viên đá nào có trọng lượng 5 carat đều có số ly giống nhau. Mà mỗi viên kim cương có hình dạng khác nhau sẽ có tỷ lệ quy đổi khác nhau.

Các loại hột xoàn 5 carat


Hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu phụ thuộc vào chúng thuộc loại kim cương nào. Hiện nay trên thị trường có 2 loại kim cương 5 carat chính. Đó là kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp.

Nhẫn chế tác từ hột xoàn 5 carat
Nhẫn chế tác từ hột xoàn 5 carat

Kim cương tự nhiên 5 carat ngày nay rất hiếm. Giá trị của chúng chắc chắn cũng không hề nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ rất khó để sở hữu nó. Ghi nhận thực tế cho thấy 1 viên hột xoàn 5 carat có giá khoảng 150 triệu đồng.

Kim cương tổng hợp 5 carat có đặc tính vật lý và hóa học gần giống với kim cương tự nhiên. Nhưng chúng có độ tinh khiết hoàn hảo hơn kim cương tự nhiên. Giá của kim cương tổng hợp 5 carat cũng rẻ hơn nhiều so với kim cương tự nhiên.

Hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu?


Trên thị trường hiện nay, hột xoàn 5 carat sở hữu mức giá cực kỳ cao. Chúng sẽ là cả gia tài đối với nhiều người. Cũng có thể chỉ là một số tiền nhỏ. Điều này tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi người. Vậy hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu?

Câu trả lời là còn tùy thuộc vào nhiều khía cạnh khác nhau. Các yếu tố đó có thể là trọng lượng, màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt. Và còn tùy thuộc vào thương hiệu uy tín trên thị trường. Nhưng chắc chắn một điều là hột xoàn giá 5 carat hoàn toàn khác với giá hột xoàn 5li4 hay 5 ly.

mẫu hột xoàn 5 carat
Thiết kế nhẫn hột xoàn 5 carat được yêu thích

Theo khảo sát giá hiện tại, hột xoàn 5 carat có mức dao động giá từ khoảng 400 triệu trở lên. Tùy thuộc vào nước màu, độ tinh khiết và giác cắt mà mức giá này sẽ có sự thay đổi.

Hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu nếu đó là kim cương tự nhiên. Dưới đây là một số mức giá cụ thể cho quý khách hàng tham khảo:
  • Kim cương tự nhiên 5 carat, nước H, độ tinh khiết VVS2, giác cắt Heart có giá bán 633.370.000 đồng
  • Kim cương tự nhiên 5 carat, nước N, độ tinh khiết SI1, giác cắt Round có giá bán 476.700.000 đồng
  • Kim cương tự nhiên 5 carat, nước D, độ tinh khiết VVS1, giác cắt Pear có giá bán 4.427.000.000 đồng

Hy vọng với những chia sẻ về hột xoàn 5 carat giá bao nhiêu sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Để cập nhật giá nhanh nhất, chính xác nhất hãy liên hệ với Jemmia qua hotline 0775 110 111.

Theo Jemmia

Khi nguồn cung Moissanite tăng liệu giá sẽ rẻ hơn?

16:13 |

Không phải ngẫu nhiên trang sức Moissanite ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Nếu như chỉ chú trọng về nhu cầu thẩm mỹ thì đầu tư vào Moissanite chính là lựa chọn khôn ngoan nhất. 


Giá thành của loại đá quý này phù hợp với khá nhiều đối tượng. Vậy, giá đá Moissanite có rẻ hơn khi nguồn cung ngày càng tăng? Cùng tìm lời đáp cho câu hỏi trên trong chia sẻ dưới đây nhé.

Moissanite - Xu hướng mới của ngành trang sức


Kim cương tự nhiên từ lâu đã giữ vị trí đầu bảng trong danh sách các loại đá quý. Tính thẩm mỹ cao cùng giá trị bất biến khiến cho trang sức được nhiều người tìm kiếm. Bên cạnh đó, sự ra đời của kim cương nhân tạo cũng giúp cho thị trường trang sức trở nên sôi động hơn. 

Sự thật trong ngành khai thác kim cương tự nhiên


Từ lâu ngành công nghiệp khai thác đá quý đã bị lên án do để lại những tác động xấu cho môi trường. Đây cũng chính là ngành nghề được đánh giá là nguy hiểm nhất trên thế giới. Nguy cơ sập hầm mỏ, mắc các bệnh về đường hô hấp luôn thường trực với công nhân khai thác. Để có được viên kim cương quý giá họ phải bỏ ra rất nhiều công sức, thậm chí là cả tính mạng. 

Điều này khiến nhiều người mong muốn tìm ra một giải pháp bền vững cho ngành trang sức. Kim cương tổng hợp chính là câu trả lời hoàn hảo nhất từ các nhà khoa học. Không chỉ có tính thẩm mỹ cao, giá đá Moissanite cũng rất phù hợp, đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng.

Đá Moissanite nhân tạo có vẻ đẹp cuốn hút
Đá Moissanite nhân tạo có vẻ đẹp cuốn hút

Sự thay thế hoàn hảo của Moissanite


Hiện nay, nhiều tập đoàn kim cương trên thế giới có xu hướng giảm quy mô khai thác tự nhiên. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động sản xuất đá nhân tạo trong phòng thí nghiệm. 

Xét về tính thẩm mỹ thì cả đá Moissanite nhân tạo và tự nhiên đều có vẻ đẹp tương đồng. Nếu không phải là chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ rất khó để phân biệt được chúng. Tuy cùng tiêu chuẩn 4C nhưng giá đá Moissanite thấp hơn nhiều so với kim cương tự nhiên. Do đó, lượng khách tìm mua dòng trang sức đá nhân tạo có xu hướng tăng cao.

Nhẫn đá Moissanite đẹp lấp lánh
Nhẫn đá Moissanite đẹp lấp lánh

Giá đá Moissanite có rẻ hơn khi nguồn cung tăng?


Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc tổng hợp đá quý trở nên dễ dàng hơn. Việc ứng dụng đá Moissanite vào thiết kế trang sức giúp khách hàng có thêm những lựa chọn tối ưu.

Xu hướng về giá bán của kim cương nhân tạo


Đá Moissanite bao nhiêu tiền là thắc mắc của những khách hàng yêu trang sức kim cương nhân tạo. Thông thường, kim cương tự nhiên phải mất hàng ngàn năm để hình thành trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao. Để có những tính chất tương đồng, đá Moissanite cũng phải trải qua quá trình chế tạo khắc nghiệt. Điều này liên quan đến yếu tố kỹ thuật, góp phần ảnh hưởng đến giá bán của chúng.

Tuy được sản xuất hàng loạt nhưng tốn kém rất nhiều chi phí nên giá bán hầu như không giảm. Trang sức đính đá nhân tạo Moissanite chỉ được sử dụng những cho thiết kế cao cấp. Có thể thấy, dù bản chất khác nhau nhưng trang sức đá quý vẫn nằm trong nhóm mặt hàng xa xỉ. Chúng thể hiện cho giá trị của tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Cho dù nguồn cung kim cương nhân tạo ngày càng tăng nhưng cho đến nay, giá bán không hề giảm so với trước đây.

Trang sức đá Moissanite cao cấp thể hiện giá trị của người dùng
Trang sức đá Moissanite cao cấp thể hiện giá trị của người dùng

Bảng giá đá Moissanite hiện nay


Không khó để bắt gặp những bài quảng cáo trang sức kim cương nhân tạo giá rẻ trên internet. Điều này đánh vào tâm lý sử dụng sản phẩm cao cấp với giá hời của người tiêu dùng. Để đánh giá được chất lượng kim cương phải xem xét rất nhiều yếu tố. Bao gồm trọng lượng, màu sắc, giác cắt, hình dáng,... của viên đá.

Hiện nay, mức giá của Moissanite giác cắt tròn 1 carat là 4.862.000 đồng. Với trọng lượng 1.5 carat thì viên đá có mức bán 7.784.000 đồng. Đây là những con số dễ chấp nhận và phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều người. Do đó, chúng được khách hàng đặc biệt ưu tiên khi chọn lựa trang sức đính đá.

Đá Moissanite có giá bán rẻ hơn rất nhiều so với kim cương thiên nhiên
Đá Moissanite có giá bán rẻ hơn rất nhiều so với kim cương thiên nhiên

Có thể thấy, giá đá Moissanite bán ra luôn giữ được sự ổn định dù nguồn cung tăng. Chúng chỉ giảm giá trị khi bán lại sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, với những người yêu vẻ đẹp thời trang của đá quý thì đây vẫn là lựa chọn tốt nhất.

3 sai lầm lớn nhất khi mua kim cương để đầu tư

10:56 |

Đầu tư vào kim cương là một công việc kinh doanh khó khăn. Trên thực tế, khó khăn đến mức những người đứng đầu tại Quality Diamonds có bất đồng quan điểm về việc này.

Paul cho rằng cạm bẫy lớn đến mức các nhà đầu tư kim cương tiềm năng nên từ chối, trong khi Dave cho rằng thông báo cho các nhà đầu tư về ưu và nhược điểm là cách tốt nhất để họ tránh những sai lầm tốn kém.

Kim cương và vàng trong lĩnh vực đầu tư
Ảnh: qualitydiamonds

Nói thật thì Ai thường theo dõi giá kim cương thường xuyên cũng sẽ thấy hơi khó để hiểu. May mắn thay, Dave phụ trách blog, vì vậy nếu bạn đang có ý định đầu tư vào đồ trang sức kim cương hoặc kim cương rời, hãy đọc…

Kim cương có phải là một khoản đầu tư tốt?

Trên giấy tờ, kim cương có ý nghĩa đầu tư tuyệt vời. Chúng có giá trị nội tại cao, luôn có nhu cầu và tồn tại mãi mãi - ngoài ra, chúng còn nhỏ, dễ di chuyển và dễ cất giữ (không giống như chiếc bình Minh vô giá mà bạn vừa phải có khi bán đấu giá). Và, giống như hầu hết các loại đá quý và kim loại quý, hiệu suất trong quá khứ cho thấy chúng sẽ tăng giá trị theo thời gian. Tìm hiểu kỹ về lịch sử giá kim cương tăng giảm sẽ thấy điều này nhưng vài chỗ vẫn khá khó hiểu.

Tuy nhiên, trên thực tế, kim cương có tiềm năng đầu tư rất sơ sài. Một trong những lý do chính cho điều này là kim cương được đóng gói trong các gói rất bất tiện. Không giống như vàng - được định giá theo trọng lượng bởi vì chúng ta hãy đối mặt với nó, một khối vàng khá giống với mọi khối vàng khác - kim cương không có giá chung cho mỗi gam. Khi không có hai viên đá nào hoàn toàn giống nhau, mỗi viên kim cương phải được định giá dựa trên giá trị riêng của nó và hầu hết thời gian, việc định giá đó sẽ hơi chủ quan. Có nghĩa là chọn viên kim cương nào để mua ngay từ đầu có thể là phần khó nhất.

Mặc dù vậy, nhiều người đang đầu tư vào kim cương - hơn thế nữa, giờ đây các cơ hội đầu tư truyền thống đang không mang lại hiệu quả. Lãi suất thấp và thị trường giảm khiến việc đầu tư vào kim cương trông rất hấp dẫn. Nhưng làm thế nào để bạn mua một viên kim cương để đầu tư, và làm thế nào bạn có thể chắc chắn thu được lợi nhuận tốt? Trước tiên, bạn phải rõ một điều căn bản là điều gì làm cho kim cương có giá trị cao như vậy? Từ đó mới hiểu những biến động khác về giá bán ra và mua vào.

Sự thật là, tại Quality Diamonds, chúng tôi không bao giờ khuyến khích bất kỳ ai mua kim cương như một khoản đầu tư mà không nhận thức đầy đủ về những rủi ro và cạm bẫy tiềm ẩn. Với suy nghĩ đó, chúng tôi đã xác định ba trong số những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải khi đầu tư vào kim cương.

1. Trả cho kim cương quá nhiều

Khi đầu tư vào bất cứ thứ gì, câu thần chú ‘Mua thấp, bán cao’ sẽ phục vụ tốt cho bạn. Tuy nhiên, khi nói đến kim cương, "mua thấp" khó hơn vẻ ngoài của nó.

Đầu tiên, có thuế. Trừ khi bạn mua hàng từ khu vực không có VAT hoặc thông qua một công ty đã đăng ký VAT, bạn sẽ mất ngay 20% khoản đầu tư của mình. Điều đó có nghĩa là viên kim cương của bạn sẽ cần tăng giá trị lên 20% để bạn có thể chỉ hòa vốn.

Thứ hai, có sự đánh dấu của nhà bán lẻ. Điều này có thể khác nhau giữa các cửa hàng, vì vậy điều quan trọng là phải mua sắm xung quanh và đảm bảo rằng bạn đang mua với giá cạnh tranh nhất. Chúng tôi không thể cho bạn biết có bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi đã nghe về những người cố gắng bán những viên kim cương ‘đầu tư’ của họ trở lại giao dịch - chỉ để nhận ra rằng họ đã hoàn toàn bị áp đặt vào giá kim cương lúc mua ban đầu. Mặt khác, các nhà bán lẻ trực tuyến đã biến đổi thị trường kim cương, vì vậy nếu bạn mua từ một nhà kim hoàn có uy tín làm việc với tỷ suất lợi nhuận cực thấp chẳng hạn như Kim cương chất lượng (ho, khụ), bạn có thể nhận được một viên kim cương tuyệt đẹp với giá bán buôn.

Thứ ba, có những chi phí ẩn - chẳng hạn như giá của thiết lập. Thật tuyệt khi có một túi kim cương rời được khóa trong một chiếc két sắt (có lẽ được giấu sau một bức tranh trang trí công phu) hầu hết mọi người đều muốn thưởng thức những viên kim cương của họ, nghĩa là để chúng được gắn trong một khung cảnh. Tuy nhiên, khi đến lúc bán, thiết lập rất có thể sẽ chỉ là giá kim loại phế liệu. Và những gì về bảo hiểm? Nếu đồ trang sức kim cương của bạn đủ giá trị để trở thành một khoản đầu tư thì có lẽ nó nên được bảo hiểm - nhưng đó là một khoản chi phí khác mà bạn sẽ cần thu lại khi bán. 

2. Kỳ vọng vào kim cương quá nhiều

Đầu tư vào kim cương có thể là kế hoạch làm giàu nhanh chóng tồi tệ nhất trên thế giới. Trường hợp điển hình: bạn chưa bao giờ thấy một đơn vị nào mua năm hộp kim cương để bán bớt cho chuỗi cửa hàng trang sức chỉ để kiếm lời nhanh chóng. Kim cương cần có thời gian để tăng giá trị, nhưng nhiều nhà đầu tư kim cương thất vọng khi họ không thấy kết quả ngắn hạn.

Kim cương là một loại hàng hóa và giống như bất kỳ loại hàng hóa nào, giá trị của chúng có thể đi xuống cũng có thể tăng lên. Nhìn chung, dựa trên hiệu suất trong quá khứ, họ đi lên - rất, rất chậm. Hầu như không thể tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn vì vậy việc mua một viên kim cương và kỳ vọng bán nó kiếm lời sau 5 năm là điều không thực tế.

Điều này có nghĩa là khi bạn đầu tư vào kim cương, tiền của bạn sẽ bị khóa lại trong một thời gian (mặc dù trong một gói lấp lánh rất đáng yêu), vì vậy điều quan trọng là phải hoàn toàn chắc chắn rằng bạn a) muốn đầu tư theo cách này, và b) Có thể đủ khả năng. Nếu bạn cần bán sớm để lấy lại tiền, rất có thể bạn sẽ nhận được ít hơn nhiều so với số tiền bạn đã bỏ ra lúc đầu (xem phần "Trả quá nhiều" ở trên).

Ít nhất, hãy mua thứ mà bạn yêu thích. Bằng cách đó, bạn có thể tận hưởng nó khi bạn đã có nó và bạn sẽ không thất vọng nếu nó không kiếm được nhiều tiền cho bạn về lâu dài như bạn hy vọng.

3. Mua sai loại kim cương

Rào cản cuối cùng khi mua một viên kim cương như một khoản đầu tư - và một trong những điểm mà hầu hết người mua thất bại - là biết viên kim cương nào đáng để đầu tư. Một số viên kim cương dễ bán lại hơn và có nhiều khả năng kiếm được giá tốt hơn vì vậy đầu tư vào một trong những viên kim cương này sẽ rõ ràng là làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn rất nhiều trong tương lai.

Điều quan trọng nhất là mua được chứng nhận. Và khi chúng tôi nói được chứng nhận, chúng tôi có nghĩa là được chứng nhận độc lập, không phải là một trong những chứng chỉ đáng nghi vấn được chứng nhận bởi cửa hàng mà bạn đang mua hàng ... chúng tôi vẫn không thể tin được "một điều" này nữa (rant over!). Điều này đúng bất cứ khi nào bạn mua một viên kim cương, cho dù đó là một khoản đầu tư hay một chiếc nhẫn đính hôn, vì rất nhiều lý do. Một viên kim cương đã được chứng nhận dễ bán lại hơn rất nhiều so với viên chưa được chứng nhận độc lập và sẽ đáng mơ ước hơn - đặc biệt nếu nó được chứng nhận bởi một trong những phòng thí nghiệm uy tín nhất (GIA và AGS là tốt nhất). Giữ chứng chỉ ở một nơi an toàn nhưng tách riêng với viên kim cương, đề phòng.

Hình dạng của viên kim cương cũng có thể là một yếu tố. Hình tròn rực rỡ là hình dạng kim cương phổ biến nhất (khoảng 3/4 tổng số viên kim cương được bán là hình tròn) vì vậy đầu tư vào một viên kim cương tròn rực rỡ sẽ giúp bạn tiếp cận với thị trường bán lại lớn hơn. Nếu bạn không muốn mua hình tròn, hãy chọn một trong những hình dạng phổ biến khác, chẳng hạn như hình cắt Công chúa ... nhưng thực sự, chỉ cần mua một viên kim cương tròn!

Luôn mua loại có chất lượng tốt nhất - điều đó có nghĩa là viên kim cương có lớp cắt Xuất sắc cũng như màu sắc và độ trong trên mức trung bình. Tuy nhiên, đừng để bị lừa khi nghĩ rằng bạn phải mua viên kim cương lớn nhất, chất lượng tốt nhất trên thế giới. Điều ngược lại là đúng. Một viên kim cương cực kỳ cao sẽ chỉ được một số ít người mua quan tâm (những người mua ví tiền phồng và lâu đài mạ vàng) và sẽ khó bán hơn. Thay vào đó, bạn nên đặt mục tiêu mua một viên kim cương chất lượng cao, thu hút thị trường đại chúng - một lần nữa, điều này sẽ được cả người mua thương mại và cá nhân mong muốn hơn.

Và cuối cùng, nếu có ai đó cố gắng bán cho bạn viên kim cương Sôcôla, Champagne hoặc Cognac với giá cao ... hãy chạy lên đồi! Đây là những thuật ngữ tiếp thị cho "Quá đổi màu và nâu, đến nỗi chúng vô giá trị".

Tránh cạm bẫy kim cương

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng không đáng để đầu tư vào kim cương, và nếu bạn nhận ra chỉ muốn mua kim cương như một khoản đầu tư là sai làm thì bạn đã đúng. Tốt hơn hết là bạn nên đầu tư vào hầu hết mọi thứ khác (video về gấu trúc trên YouTube là một lựa chọn tốt). Nhưng nếu bạn tình cờ muốn một món đồ trang sức kim cương đẹp VÀ bạn muốn mua thứ gì đó sẽ tăng giá trị về lâu dài thì bằng mọi cách, hãy mua kim cương. Chỉ cần đảm bảo tuân theo Quy tắc kim cương (chúng lấp lánh hơn rất nhiều so với Quy tắc vàng):

  • Mua với giá thấp nhất bạn có thể, không có VAT nếu có thể
  • Mua một viên kim cương chất lượng cao được chứng nhận độc lập với hình dạng phổ biến
  • Suy nghĩ về thời điểm bạn muốn bán - và làm thế nào
  • Mua thứ gì đó bạn yêu thích

Hầu hết những người bình thường chỉ mua kim cương như một món trang sức, biểu thị tình cảm và vài ý định khác. Tuy nhiên, đầu tư vào đây để kiếm lời lại là một hành động mạo hiểm, như nội dung 3 sai lầm lớn khi mua kim cương để đầu tư mà tôi vừa chia sẻ ở trên. Chỉ có những người hoạt động trong các công ty lớn về đá quý mới thu được lợi ích từ việc này.

Theo QualityDiamonds

Lịch sử giá kim cương, tăng hay giảm dần qua thời gian?

11:31 |

Kim cương lần đầu tiên phát hiện vào thế kỷ thứ 4 TCN tại Ấn Độ và được xem mặt hàng có giá trị cao. 

Trải gần hơn hàng trăm, giá kim cương đã có nhiều thay đổi. Theo dữ liệu, từ 1960 đến 2016 giá kim cương tăng khoảng 14%. Công lao lớn nhất thuộc về Tập đoàn De Beers với hơn 100 năm độc quyền ngành công nghiệp kim cương thế giới.

I. Mức giá kim cương biến động qua thời gian

1. Giá kim cương trước thế kỷ 13

Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ và thế kỷ thứ 4 TCN. Phần lớn những viên đá này, đều được vận chuyển dọc theo mạng lưới các tuyến đường thương mại nối Ấn Độ và Trung Quốc, hay thường được gọi là “Con đường Tơ Lụa”.  

Giá kim cương trước thế kỷ 13Ảnh: sưu tầm

Những viên kim cương dần đến được tay người tiêu dùng và được yêu thích bởi độ sáng, lấp lánh của chúng. Sau đó, viên kim cương được các tầng lớp quý tộc sử dụng làm trang sức với tượng trưng như món bùa hộ mệnh và xua đuổi ma quỷ, bảo vệ người thân trong các trận chiến. Đến thời kì Dark Ages, sự suy thoái văn hóa và kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Những viên kim cương được sử dụng như chất hỗ trợ y tế.

Vào thế kỷ 13, những viên kim cương bắt đầu xuất hiện trong các món đồ trang sức trong giới vương quyền của châu Âu. Tuy được ưa chuộng, nhưng mãi đến thế kỷ 16, những viên kim cương mới trở nên thật sự nổi bật. Khi kỹ thuật cắt mài kim cương được nâng cao, giúp tăng độ sáng cũng như vẻ đẹp của kim cương.

Trong những thế kỷ tiếp theo, kim cương xuất hiện trong những món trang sức hoàng gia, rồi đến tầng lớp quý tộc châu  u. Những tầng lớp thương gia cũng thỉnh thoảng trưng bày kim cương. Thời gian này, những viên kim cương có giá 545 USD/carat và không có nhiều biến động.

2. Giá kim cương vào những năm 1800

Cho đến thế kỷ 18, Ấn Độ được cho là nguồn duy nhất cung cấp kim cương cho thị trường. Thế nhưng, lúc này các mỏ kim cương ngày càng cạn kiệt. Thế giới bắt đầu tìm kiếm nguồn cung thay thế. Mặc dù, tìm thấy một mỏ nhỏ tại Brazil năm 1752. Thế nhưng, nguồn cung không đủ đáp ứng cho nhu cầu cầu thế giới.

Việc phát hiện ra kim cương ở Nam Phi vào năm 1870 đánh dấu sự khởi đầu của việc khai thác kim cương quy mô lớn. Họ dần bị cuốn vào cuộc tìm kiếm kim cương điên cuồng. Tưởng chừng như là cách giải quyết vấn đề nguồn cung và giúp kim cương có mặt trên thị trường. Thế nhưng, điều này đã khiến giá kim cương lao dốc không phanh. Năm 1878, giá kim cương rơi vào khoảng 110 USD/carat.

3. Tập đoàn De Beers kiểm soát 90% lương kim cương trên thế giới

Năm 1880, Cecil John Rhodes người Anh thành cập Công Ty De Beers hợp nhất Mines, Ltd với mục đích kiểm soát nguồn cung kim cương. Họ mua lại hết lại tất cả mỏ kim cương và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cho toàn cầu. De Beers chỉ phát hành kim cương theo kế hoạch, chỉ đủ đáp ứng đủ nhu cầu hàng trăm người. Điều này đã khiến nhiều người nghĩ rằng kim cương cực kỳ hiếm. 

Giá kim cương cực cao vì quá khan hiếm
Ảnh: sưu tầm

Thế nhưng, trên thực thế nguồn cung bị hạn chế để làm tăng giá kim cương. Sức ảnh hưởng của tập đoàn De Beers trên thế giới ngày càng lớn. Nhanh chóng kiểm soát cung, cầu và giá kim cương. Thiết lập lên mạng lưới phân phối độc quyền gồm các công ty kinh doanh kim cương ở London và The Syndicate ở Israel. Bán cho ai, bán bao nhiêu, bán với giá kim cương như thế nào đều là quyền của họ.

Đến 1902, tập đoàn này nhanh chóng nắm trong tay 90% việc sản xuất và phân phối kim cương trên toàn thế giới. Mặc dù đã thành công trong nỗ lực kiểm soát nguồn kim cương nhưng nhu cầu về loại đá này lại dẫn bị yếu đi rất nhiều. Đến năm 1919, giá kim cương bị mất gần 50%

4. Giá kim cương vào năm 1960 đến năm 1970

Năm 1960, giá kim cương rơi vào khoảng 2.700 USD. Con số này đã tăng mạnh nhờ vào chiến dịch quảng cáo hoàn hảo của tập đoàn De Beers nhắm tới đối tượng người tiêu dùng Mỹ.

Sau Thế Chiến I, kim cương mất giá ngày càng trầm trọng trên khắp châu  u do tình trạng suy thoái kinh thế và sự thay đổi ngồi bậc trong thành phần thượng lưu ở các quốc gia bại trận. Thị phần của De Beers vì thế mà cũng giảm liên tục đứng trước nguy cơ phá sản.

Trong lúc khó khăn, De Beers đã hướng đến nước Mỹ xa xôi và đặt cược vào thị trường mới nổi này. Để năm 1938, De Beers chọn N.W.Ayer - công ty quảng cáo lâu đời nhất thế giới, làm đối tác marketing.

5. Làm thế nào để người tiêu dùng đổ xô đi mua kim cương trong bối cảnh kinh tế khó khăn?

N.W.Ayer đã tiến hành nghiên cứu và thấy rằng: Người Mỹ nghĩ rằng kim cương là thứ xa xỉ, chỉ dành cho các siêu đại gia có xe hơi và giàu có. Vì vậy, N.W.Ayer buộc phải tìm cách gắn kim cương vào cảm xúc con người.

Tập đoàn De Beers cuối cùng đã chọn chiến dịch “A diamonds is forever". Họ gắn kim cương đến tình yêu và hôn nhân vừa có giá trị xã hội mà lại vĩnh cửu. Điều này đã loại bỏ được truyền thống lâu đời đính hôn bằng nhẫn Ruby. Mà thay vào đó là nhẫn kim cương sang trọng, quyến rũ.

Chiến dịch quảng cáo thần kỳ này, đã đưa kim cương đã trở thành biểu tượng cho tình yêu  của phương Tây. Người ta tin rằng, viên kim cương càng to càng thể hiện tình yêu của chàng với nàng. De Beers đã tạo nên một ngành công nghiệp kim cương trị giá hàng tỷ đôla. Nhu cầu kim cương cũng từ đây tăng vọt. Bên cạnh đó, doanh số kim cương tại Hoa Kỳ cũng tăng chóng mặt lên mức 55%.

Trong lịch sử, không giống như vàng, bạc.... giá kim cương không phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và chúng liên tục tăng hàng năm. Những bước đi của De Beers đã tạo ra ảo tưởng về việc kim cương là một loại đá quý rất hiếm và có lợi, thậm chí còn đánh lừa nhà đầu tư.  Năm 1970, họ đã mua kim cương như một biện pháp để chống lại điều kiện lạm phát và suy thoái. Điều này vô hình giúp đẩy giá kim cương tăng mạnh lên mức 6900 USD/Carat

6. Giá kim cương vào năm 1980 đến năm 2000

Nếu như trong giai đoạn đầu thế kỷ 19, De Beers đang độc quyền ngành công nghiệp kim cương và thành công hoàn hảo mới nhiều chiến dịch. Thì trong những năm 1980 - 2000, bạn sẽ thấy rõ sự sụp đổ của đế chế này.

Khi các mỏ kim cương mới có trữ lượng lớn trên thế giới được phát hiện ở Nga, Úc và Canada, De Beers ngày càng khó kiểm soát nguồn cung toàn cầu. Rủi ro lớn nhất đối với sự tồn tại của Tập đoàn De Beers là các mỏ mới với trữ lượng cao bắt đầu bán trực tiếp ra thị trường, với giá rẻ hơn.

7. Tập đoàn De Beers nhanh chóng mất quyền kiểm soát nguồn cung năm 1990

Nga bắt đầu sản xuất kim cương vào những năm 1950. Tuy nhiên, lúc này người Nga đồng ý bán và sản xuất cho De Beers. Vì vậy mà quyền kiểm soát vẫn được giữ vững. Thế nhưng, thỏa thuận này dần suy yếu vào những năm 1963, khi luật chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được ban hành. Điều này đã khiến hạn chế những giao dịch Liên xô với các công ty Nam Phi.

Biểu đồ giá kim cương lao dốc
Ảnh: sưu tầm

Áp lực lớn hơn nữa là khi Liêng bang Xô viết sụp đổ vào những năm 1990, khi hỗn loạn chính trị và đồng rúp suy yếu. Tất cả những lý do trên dẫn đến các mỏ kim cương của Nga dần tách ra khỏi De Beers.

Không lâu sau khi mất quyền kiểm soát nguồn cung của Nga, mỏ Argyle ở Australia đã tách ra khỏi De Beers. Vì thị phần dần bị hạn chế, không còn linh hoạt trong hoạt động. Trong vài năm tiếp theo, các mỏ kim cương khác cũng dần ra khỏi De Beer.

Trong nỗ lực duy trì quyền kiểm soát nguồn cung, De Beers bắt đầu mua kim cương trên thị trường thứ cấp với giá ưu đãi. Nhưng chiến lược này cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì chi phí quá cao. Vào cuối những năm 1990, thị phần của De Beers từ mức 90% giảm xuống còn xuống còn 80%. Giá kim cương cũng tăng nhẹ lên mức 13,900 USD/Carat, không còn những bước tăng nhảy vọt như những năm trước.

Đến năm 2000, De Beers tuyên bố thay đổi chiến lược tập trung vào tiếp thị độc lập cho thương hiệu De Beers. Nói cách khác họ không còn quyền kiểm soát thị trường. Nhìn bao quát toàn cảnh thị trường này, nên biết giá kim cương ai sẽ theo dõi thường xuyên? Bởi không chỉ dân buôn bán trang sức mà còn một vài đối tượng không chuyên như khách hàng, nhà phân tích.

II. Vụ kiện độc quyền bất hợp pháp trong việc cung cấp kim cương

Năm 2001, một vụ kiện đã được trình lên các tòa án Hòa Kỳ cáo buộc rằng “De Beers độc quyền bất hợp pháp trong việc cung cấp kim cương, âm mưu sửa chữa, tăng và kiểm soát giá kim cương, đồng thời đưa ra quảng cáo sai sự thật là gây hiểu lầm”

Vụ việc đã kéo dài trong nhiều năm, sau nhiều lần kháng cáo, tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn yêu cầu xem xét cuối cùng. Họ yêu cầu De Beers phải giải quyết với số tiền 295 triệu đô la với thỏa thuận không tham gia vào một số hành vi vi phạm luật chống độc quyền của liên bang và tiểu bang”.

Cách kinh doanh mà De Beers đang sử dụng chỉ xoay quanh khái niệm kiểm soát nguồn cung thị trường, đơn giản. Tuy nhiên lại không khả thi trong môi trường cạnh tranh. Với những điều bất lợi trên, De Beers dần thu hẹp thị phần xuống dưới 50% trong những năm 2000. Công ty này dần phải thanh lý đống cổ phiếu của họ từ năm 2000 đến 2004, dẫn đến giá kim cương có phần giảm nhẹ do nguồn cung thanh lý nhiều hơn. De Beers tuyên bố từ bỏ độc quyền toàn cầu về kim cương

1. Giá kim cương vào năm 2000 đến 2011

Năm 2008, cả thế giới đối diện với sự suy giảm kinh tế toàn cầu khiến giá kim cương cũng có nhiều biến động. Theo thống kế, vào tháng 8 năm 2008, giá kim cương giảm trung bình 12% so với tháng 1 đầu năm. Lý do chủ yếu là thị trường tài chính đang dần sụp đổ. Mặc dù mức giảm 12% là một con số lớn, nhưng so với tình trạng hỗn loạn trong các lĩnh vực kinh tế khác thì giá kim cương đã vượt qua cuộc khủng hoảng một cách nhẹ nhàng.

Đến năm 2011, tình hình giá kim cương hầu như được đảo chiều. Tại đây, giá nhanh chóng tăng vọt lên để đáp ứng nhu cầu tăng cao và khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Biên độ dao động là 21,9% một bước nhảy bọt chưa từng xảy ra kể từ những năm 1980. Những thay đổi nhỏ thường xuyên phản ánh giá kim cương liên tục được các nhà sản xuất và nhà bán buôn tinh chỉnh và điều chỉnh theo nhu cầu, hay những phản hồi của người mua…

2. Giá kim cương bị tác động bởi các yếu tố kinh tế

Trong những giai đoạn khi De Beers còn độc quyền kiểm soát thị trường và quản lý dòng chảy của kim cương thì giá đang phụ thuộc nhiều vào họ. Tuy nhiên đến những năm sau đó, khi tập đoàn này tuyên bố từ bỏ độc quyền thì ta có thể thấy được giá kim cương dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố kinh tế. Điều này đã được nhìn thấy rõ ràng vào đầu những năm 2008, khi giá kim cương bắt đầu tăng với tốc độ nhanh hơn những gì họ đã làm trong khoảng 30 năm. Sự gia tăng này, ít nhất một phần là được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tố toàn cầu.

Có thể thấy rằng, trong khoản thời gian này giá kim cương đã có nhiều biến động lên xuống. Nhưng nhìn chung, vẫn có nhiều bước tăng đột phá. Đầu những năm 2000, giá kim cương chỉ quanh ngưỡng 15,100 USD/Carat. Thế nhưng, khi cuộc suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu đã khiến giá kim cương tăng tốc lên mức 24.500 USD/carat. Bước nhảy vọt nhất trong lịch sử giá kim cương.

III. Giá kim cương từ năm 2011 đến năm 2020

1. Giá kim cương thô cao hơn trong năm 2016

Năm 2016, ngành công nghiệp kim cương đã đánh dấu bằng việc thực hiện các hoạt động của De Beers, ALROSA và Rio Tinto để cắt giảm nguồn cung toàn cầu. Năm 2015, sự đầu cơ quá mức đã khiến nhu cầu kim cương toàn cầu tăng cao. Một số nhà máy buộc phải dự trữ kim cương đánh bóng từ chất lượng thấp đến trung bình. Vì vậy mà khiến một lượng lớn nguồn cung đang bị dư thừa. Đây được xem lý do khiến nhiều nhà sản xuất phải đóng cửa. 

Các mẫu kim cương thành phẩm có giá trị cao nhất
Ảnh: idexonline

Vào cuối những năm 2015, nhiều nhà sản xuất đã hành động để bình thường hóa sự cân bằng cung/cầu. Bằng cách tiếp cận theo hai phương án, giảm nguồn cung thô cho thị trường, thông qua việc cắt giảm sản lượng hoặc tăng hàng tồn kho và giảm giá. Với mục tiêu khôi phục sự chênh lệch giá thô và giá kim cương đánh bóng. Điều này nhằm trả lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất.

2. Những thay đổi tích cực trong năm 2016

ALROSA một công ty Nga về sản xuất kim cương, đã hạ giá 15% vào năm 2015. Họ tích cực dự trữ hàng tồn kho, bán ít kim cương hơn lượng sản xuất. Điều này nhằm làm giảm kim cương trên thị trường. Khi sự cân bằng cung và cầu đối với đồ thô và bóng bắt đầu ổn định vào đầu năm 2016, giá kim cương trung bình mỗi carat bán ra của công ty đã tăng từ 109 USD/Carat trong quý 1, lên 127 USD/Carat  trong quý 2.  Giá kim cương cũng lên mức 30.936 USD/Carat.

Theo đó, cả ALROSA và De Beers đều chia sẻ rằng họ định giá thô theo biên lợi nhuận hoạt động của khách hàng (nhà sản xuất). Sự khan hiếm của thị trường được đánh giá bằng đấu thầu và đấu giá và thị trường đánh bóng. Nhiều dự kiến cũng được đưa ra, giá kim cương cũng tăng hằng năm khoảng 5% đến năm 2020.

IV. Giá kim cương bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19 năm 2020

1. Thị trường kim cương trên toàn cầu

Năm 2020 là một năm có nhiều sự khác lạ, những cuộc khủng hoảng kinh tế diễn biến trên toàn cầu. Thị trường kim cương đang đối mặt với những sự tác động như năm 2008.

Đầu năm 2020, chúng ta đang dần thấy những dấu hiệu tối cho lĩnh vực kim cương. Chủ yếu là do tâm lý khách hàng dần được cải thiện với các món đồ trang sức và giá kim cương đánh bóng được phục hồi, doanh số bán hàng tăng khá mạnh mẽ trong cuối năm 2019 và tháng 1 năm 2020.

Tuy nhiên, sự bùng nổ Covid-19 đã khiến nhu cầu về trang sức tại các thị trường lớn như Trung Quốc giảm đột ngột. Những chính sách cách ly xã hội đã khiến phần lớn của hàng trang sức buộc đóng của trong nhiều tháng. Sự lây lan ngày càng lớn, điều kiện kinh tế suy giảm. Vì vậy mà nhu cầu cho những mặt hàng xa xỉ như kim cương cũng không thể tránh khỏi tác động xấu.

Vào đầu tháng 3, tập đoàn De Beers - nhà sản xuất lớn thứ hai trên thế giới đã báo cáo doanh số bán hàng giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 355 triệu đôla từ 496 triệu đô la năm 2019.

Alrosa cũng xem xét việc chọn lựa thương mại trực tuyến để hạn chế việc đi lại trên toàn cầu. Khiến việc kiểm tra kim cương thực tế thông thường gần như không thể. Tổng doanh thu từ kim cương thô và đánh bóng trong quý 1 năm 2020 là 904,2 triệu đô la, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng tiêu thụ cũng giảm so với cùng kỳ trong quý, giảm 11% từ 10.592 nghìn carat trong quý 1 năm 2019 xuống còn 9.421 nghìn carat trong quý 1 năm 2020.

2. Tác động Covid-19 đến sản xuất kim cương

Sản xuất kim cương vào năm 2020 đang bị ảnh hưởng bởi các hạn chế hoạt động ở nhiều quốc gia. Ở Nam Phi, chính phủ đã đình chỉ các hoạt động khai thác cũng như dịch vụ thiết yếu. Nhằm phục vụ cho các mục đích chống dịch.

Ở những nơi khác, các mỏ trên các Lesotho, Namibia, Zimbabwe, Ấn Độ và các khu vực khác của Canada cũng đều tạm khóa cửa hoặc trong số trường hợp chủ động. Để tránh sự lây lan của virus Corona. Nhìn chung, các mỏ trên chiếm hơn 16% sản lượng kim cương của thế giới. Tuy nhiên lại bị hạn chế sản xuất hay bị đình trệ.

Alrosa - một trong những công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thế nhưng trong hoạt động khai thác họ không bị đóng cửa tại Nga. Alrsa đã báo cáo mức tăng hàng năm là 2,5% trong quý 1 năm 2020. Do tăng sản lượng tại đường ống Jubilee và tại các mỏ ngầm Aikhal và quốc tế.  

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về giá kim cương và những biến động trong hàng nghìn năm tồn tại và phát triển. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp quyến rũ của những loại đá quý lấp lánh này

V. Biểu đồ giá kim cương

Về giá cả, có hai loại kim cương cơ bản - những loại có giá ngoài bảng giá kim cương Rapaport và những loại không có.

Biểu đồ giá kim cương trong vài tháng
Ảnh: pricescope

1. Bảng giá kim cương mẫu Rapaport là gì?

Theo Wikipedia, Martin Rapaport khởi đầu là một thợ cắt và phân loại thô ở Antwerp, Bỉ. Năm 1975, ông bắt đầu môi giới kim cương thô và đánh bóng ở Thành phố New York, và vào năm 1978, lập Bảng giá Rapaport.

Kể từ khi tạo bảng giá, ông cũng được biết đến với việc thành lập nhiều doanh nghiệp trong ngành kim cương, bao gồm mạng giao dịch điện tử cho các nhà giao dịch RapNet và INDEX cũng như tin tức liên quan đến kim cương ở định dạng in và web.

Bảng giá kim cương dạng Rapaport Diamond Report (“Danh sách Rap”) được phát hành hàng tuần vào thứ Sáu, tuy nhiên không nhất thiết phải thay đổi hàng tuần.

Nó được sử dụng làm đường cơ sở để định giá về cơ bản tất cả các viên kim cương rời được bán dưới dạng từng viên đá riêng lẻ (trái ngược với kim cương được bán theo gói) nói chung là SI3 hoặc tốt hơn về độ trong và K trở lên về màu sắc (mặc dù bảng giá có cung cấp giá cho L và màu sắc thấp hơn và I1 và độ trong thấp hơn, chúng hiếm khi được sử dụng trong ngành công nghiệp).

2. Cách đọc giá kim cương trên Rapaport

Nếu bạn nhấp vào hình ảnh của một “Danh sách Rap”, bạn sẽ thấy bốn lưới riêng biệt. Mỗi cái dành cho một loại kích thước khác nhau. Bốn danh mục hiển thị trên mẫu này là 0,90-0,99, 1,00-1,49, 1,50-1,99 và 2,00-2,99.

Mỗi lưới là một ma trận màu chống lại sự rõ ràng. Để tìm "Giá nhanh" cho một viên kim cương nhất định, bạn cần ba thông tin: loại kích thước, màu sắc và độ trong.

Giá niêm yết luôn ở mức hàng trăm. Ví dụ: giả sử bạn có một viên kim cương độ trong SI1 màu 1,55ct H. "Giá Rap" cho viên kim cương đó sẽ là $ 7.600 mỗi carat. Nhưng việc tìm ra Giá Rap cho viên kim cương của bạn chỉ là bước khởi đầu của việc định giá một viên kim cương.

3. Chứng chỉ định giá kim cương

Hiếm khi bạn thấy một viên kim cương có độ trong suốt I1 được bán kèm theo giấy chứng nhận. Như tôi đã thảo luận trong bài báo Diamond Clarity, James Allen đã quyết định bán kim cương I1 được GIA chứng nhận trực tuyến trên mạng. Có rất ít nơi làm được điều này.

Các công ty thông minh trong ngành không bao giờ bán kim cương I1 được GIA chứng nhận vì họ biết rằng họ có thể bán chúng với giá nhiều hơn mà không cần chứng chỉ (và do đó không sử dụng bảng giá kim cương Rapaport làm cơ sở).

Bất cứ khi nào họ nhận được cấp độ trong suốt I1 cho một viên kim cương mà họ đã định nhận SI2, họ sẽ chỉ cần ném chứng chỉ ra và giả vờ rằng nó không tồn tại.

4. Giảm giá và giá đặc biệt khi bán kim cương

Nghệ thuật thực sự của việc định giá kim cương là tìm ra chiết khấu hoặc phí bảo hiểm cho Giá Rap. Trong phần lớn các tình huống, kim cương giao dịch với giá chiết khấu theo Giá Rap. Đây là con số mà hai đại lý kim cương sẽ mặc cả.

Ba phẩm chất đó (màu sắc, độ trong và trọng lượng) chỉ đưa bạn đến đường cơ sở. Bây giờ mọi thứ trở nên chủ quan hơn nhiều. Các yếu tố có thể đóng vai trò trong việc xác định mức chiết khấu của Giá Rap có thể bao gồm: Độ huỳnh quang, Hình cắt, Chất lượng bao gồm, Độ bóng của vật liệu kim cương và Chất lượng màu sắc.

5. “20 Quay lại” hoặc “20 Dưới đây” là gì?

Nếu viên kim cương đó là một vết cắt tuyệt vời và SI1 ​​là một SI1 đẹp nằm lệch về phía bên của viên kim cương và hầu như không thể nhìn thấy được và màu H thực sự giống màu G và không có huỳnh quang, thì viên kim cương có thể giao dịch ở Giảm 20% hoặc thậm chí -15% so với Giá Rap (trong thuật ngữ kim cương, giá trị này sẽ được gọi là “20 trở lại” hoặc “20 thấp hơn”).

Đây là con số được tranh cãi. Vì vậy, mặc dù người bán có thể cố gắng bán viên kim cương này với giá “15 trở lại”, nhưng người mua có thể chỉ muốn mua nó với giá “20 dưới đây”. Để tính giá thực tế, bạn cần giảm tỷ lệ phần trăm đó từ Giá Rap.

Trong ví dụ của chúng tôi, “20 bên dưới” 7.600 đô la cho mỗi carat là 7.600 đô la * (100% -20%) hoặc 7.600 đô la * 0,80, tương đương với 6.080 đô la. Sau đó, bạn cần nhân giá đó với trọng lượng để đi đến giá cuối cùng cho mỗi viên kim cương ($ 6080 * 1,55 = $ 9,424).

6. Vị ngọt có giá trị

Bây giờ, hãy xem lại mẫu "Rap Sheet" trước đây. Hãy xem kỹ. Nhận thấy điều gì kỳ lạ? Sự khác biệt giữa các giá liền kề trong mỗi ma trận là rất xa so với sự đồng nhất.

Ví dụ: sự khác biệt giữa kim cương có độ trong VS2 màu 1ct G và kim cương có độ trong VS2 màu 1ct H là $ 1000 đầy đủ. Nhưng sự khác biệt giữa cùng một G VS2 và một F VS2 1 ct chỉ là $ 500!

Đừng hỏi tôi tại sao lại như vậy. Việc kinh doanh kim cương hiếm khi được xây dựng dựa trên vần điệu hoặc lý do. Tuy nhiên, một đại lý kim cương có tay nghề cao có thể giúp bạn điều chỉnh những mâu thuẫn này để tìm ra những điểm giá trị hấp dẫn trong lưới định giá này.

Ví dụ: trong trường hợp của chúng tôi, rõ ràng là không đáng để nâng cấp từ độ trong VS2 của màu H lên độ trong của VS2 màu G vì chi phí nâng cấp đó rất phi lý. Và dù sao, như tôi đã đề cập trong bài viết về Màu sắc, việc nâng cấp màu sắc hiếm khi đáng đồng tiền.

LaVaDo

Giá trị kim cương tổng hợp và tự nhiên chênh lệch ra sao?

13:45 |
Kim cương tổng hợp và kim cương tự nhiên khiến không ít người phân vân bởi sự tương đồng và chất lượng và vẻ đẹp. Nhưng thực tế, giữa chúng lại có sự khác biệt rõ ràng về giá cả, điều này phản ánh chính xác giá trị thực tế của sản phẩm trên thị trường.

Kim cương tổng hợp và kim cương tự nhiên là gì?


Kim cương tổng hợp có rất nhiều điểm tương đồng và cũng rất nhiều điểm khác biệt. Những sự tương đồng và khác biệt ấy tạo nên giá trị và sức cạnh tranh của chúng trên thị trường và cả với nhau.

Một mẫu kim cương tổng hợp thường thấy

Kim cương tự nhiên đúng như tên gọi - là sản phẩm xuất phát từ tự nhiên mà thành. Là kết quả của Cacbon bị áp suất và nhiệt độ trong điều kiện lý tưởng mà biến đổi thành. Từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, giá trị của viên kim cương tự nhiên dường như không thay đổi mà bất biến theo thời gian. Điều này thể hiện rõ rằng sự ổn định về giá, tương đồng với sự ổn định về chất lượng của kim cương tự nhiên.

=> Một điều khá bất ngờ mà trên blog dangthanhthai.com đã chia sẻ : Nhận biết kim cương tổng hợp cực kỳ khó.

Còn với kim cương tổng hợp CVD, cũng là nguyên tố Cacbon mà thành, nhưng từ trong phòng thí nghiệm cùng các phương pháp điều chế phức tạp. Kết quả cuối cùng chúng ta nhận lại là một viên kim cương tổng hợp, có những đặc tính vật lý và hóa học, vẻ đẹp tương đồng không khác biệt nhiều với kim cương tự nhiên. Đồng thời, trong một số trường hợp thì kim cương tổng hợp tỏ ra ưu thế hơn kim cương tự nhiên. Như việc lấp lánh hơn, ít vết nứt hơn, trong hơn.

Trong một số điều kiện kiểm định, dường như hai loại kim cương này tương đối khó phân biệt bằng mắt thường hoặc các phương pháp thủ công. Tuy vậy, sự khác biệt là có, đó chính là cốt lõi tại sao giá trị kim cương tổng hợp và tự nhiên lại chênh lệch với nhau mạnh mẽ đến như vậy.

Giá kim cương tổng hợp và kim cương tự nhiên chênh lệch nhau như thế nào?


Trong thực tế, giá của kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp chênh nhau ½ lần. Đây là mức chênh lệch ở mức ổn định, không bị tác động nhiều về giá.

Nhẫn đính kim cương tổng hợp

Sự chênh lệch này ta có thể thấy trong bảng so sánh sau:



Kim cương tổng hợp
Kim cương tự nhiên
Tỉ lệ chênh lệch
Kim cương 0.46 carat
21.600.000
43.200.000
½
Kim cương 0.62 carat
38.600.000
77.200.000
½
Kim cương 1 carat
76.800.000
153.600.000
½
Kim cương 1.3 carat
158.250.000
316.500.000
½
Kim cương 1.39 carat
224.800.000
449.600.000
½
Kim cương 2.01 carat
365.050.000
730.100.000
½
Kim cương 2.83 carat
551.300.000
1.102.600.000
½
Kim cương 3.55 carat
827.050.000
1.654.100.000
½

Sự chênh lệch này trong các điều kiện thực tế có thể có sự khác biệt. Bởi đơn giản giác cắt, mức độ thu hút của từng loại đá quý trong từng thời điểm là khác biệt và không có sự tương đồng. Một yếu tố khác cần lưu tâm, đó là nhu cầu sử dụng với từng loại đá quý sẽ phản ánh rõ rệt giá trị. Tức là, nếu trong một thời điểm mà viên kim cương tự nhiên có sự thu hút cao về mặt giá trị, thị trường sẽ tác động phần nào đến việc đẩy giá của sản phẩm lên cao. Điều này cũng sẽ xảy ra theo chiều hướng ngược lại, rằng nếu thị trường chưa cần sự xuất hiện của kim cương tổng hợp, thì giá của viên đá cũng sẽ xuống thấp hơn so với những gì người ta hình dung.

Nên lựa chọn loại đá quý nào để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân


Trong thực tế, việc lựa chọn loại kim cương nào phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và túi tiền của người dùng. Rất may mắn, với phổ rộng đầy đủ các loại kim cương, người dùng có nhiều cơ hội trải nghiệm đủ loại kim cương mà mình mong muốn.

Kim cương tự nhiên, tất nhiên phù hợp nhất cho những ai cần một vẻ đẹp trọn vẹn và chuẩn xác. Sự chuẩn xác này thể hiện qua việc giữ giá theo thời gian, không biến động bởi đã được các công ty vàng bạc bảo chứng giá trị và xác thực niềm tin trong mọi tình huống.

Kim cương tổng hợp lại là một lựa chọn phù hợp cho những ai cần một vẻ đẹp trọn vẹn như kim cương tự nhiên, nhưng không thể đảm bảo tài chính cho lựa chọn đó. Kim cương tổng hợp đem đến một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc tạo nên vẻ đẹp tương đồng nhưng không làm mất đi giá trị thực tế của chính mình.

Việc lựa chọn loại kim cương nào, hoàn toàn nên dựa vào việc chúng ta coi trọng điều nào hơn: giá trị thực tế của viên đá, hay là vẻ đẹp thực dụng trong những tình huống cuộc sống. Khi ta biết nên lựa chọn điều gì, thì ta cũng sẽ hình dung và biết viên kim cương nào là phù hợp nhất với bản thân mình.

Danh

Đừng nghĩ kim cương nhân tạo có giá rẻ mà bị lừa

17:15 |
Nền kinh tế hiện tại đang khiến nhiều người dè dặt hơn khi chi tiêu vào các sản phẩm trang sức. Nhưng sự xuất hiện của kim cương nhân tạo lại đem đến cơ hội cho mọi người sở hữu nó với một mức giá vô cùng hấp dẫn.

=> Xem thông tin chuẩn từ doanh nghiệp jemmia.vn chuyên kinh doanh đá quý tại đây: Kim cương nhân tạo.

Kim cương nhân tạo rẻ hay đắt?


Trên thị trường đá quý, người ta không còn lạ gì với kim cương nhân tạo. Đây là sản phẩm của phòng thí nghiệm, để đem đến cho người dùng một sản phẩm đá quý chất lượng xứng tầm với kim cương tự nhiên.
Kim cương nhân tạo đắt, khi so cùng với kim cương moissanite. Theo nhận định của hệ thống trang sức Jemmia, kim cương nhân tạo có giá gấp 12 lần so với kim cương moissanite.

Kim cương nhân tạo dạng thô

Bởi rằng tuy kim cương moissanite có thời gian hình thành lâu hơn, nhưng công nghệ để tạo nên một viên kim cương nhân tạo lại cực kỳ phức tạp và tốn nhiều công sức, chưa kể chi phí vô cùng đắt đỏ. Trong khi đó, nếu người dùng cần tìm đến một lựa chọn thứ yếu thay thế kim cương tự nhiên, thì rõ ràng với kim cương nhân tạo đây là lựa chọn đắt đỏ hơn cả.

=> Nếu đang có ý định mua trang sức kim cương thì nên tham khảo trên dangthanhthai.com với bài viết này: Kim cương nhân tạo và nhiều câu chuyện cảnh báo.

Kim cương nhân tạo rẻ, khi so với kim cương tự nhiên về giá trị. Cùng tiệm cận với sự hoàn hảo, nhưng giá thành giữa kia cương tự nhiên và kim cương nhân tạo lại chênh nhau từ 3 - 4 lần tùy chất lượng độ hiếm của sản phẩm. Điều này bởi giá trị tuyệt đối của kim cương tự nhiên dường như không gì có thể so sánh trọn vẹn. Nên khi người cùng cần tìm đến những lựa chọn thuộc về nguyên bản và giá trị trọn vẹn. Thì so cho cùng, kim cương nhân tạo là cách tiếp cận trọn vẹn và dễ dàng hơn cả.

Sự đắt hay rẻ, qua đó không thể nhận định ngay qua giá thành. Mà phải dựa vào thực tế rằng giá trị đem lại và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Điều này bạn có thể cảm nhận chính xác trong phần mục dưới đây.

Kim cương nhân tạo không hề rẻ, nhưng giá trị của viên kim cương không chỉ dừng lại ở chữ đắt và rẻ


Nhưng nếu một người thường xuyên tiếp cận với kim cương tự nhiên, và ít biết đến kim cương nhân tạo. Thì họ dễ dàng cho rằng việc sở hữu viên đá quý này không phải là một lựa chọn tốt, dễ chuốc lấy sự lừa lọc vào thân.

Quặng kim cương nhân tạo không tồn tại

Thực tế điều này không đúng nếu nhìn vào bức tranh đá quý toàn cảnh. Kim cương nhân tạo trên thị trường đá quý luôn ở mức cận cao cấp khi so cùng các lựa chọn để khẳng định giá trị bản thân. Điều này không khó nhìn thấy bởi với cùng một mức giá thành để sở hữu viên kim cương nhân tạo thô, thì người ta đã có thể sở hữu luôn của một chiếc nhẫn hay dây chuyền hoàn thiện đính kèm một viên đá quý khác. Qua đó có thể thấy rằng, kim cương nhân tạo không phải là vật dụng bình dân, ai cũng có thể sở hữu và chạm lấy một cách trọn vẹn.

Điều này càng chứng minh rằng, lựa chọn kim cương nhân tạo không phải là lựa chọn mù quáng, mà nó là sự tiêu dùng thông thái. Bởi cùng một giá trị, thì dường như kim cương nhân tạo đem lại nhiều kết quả tích cực và ổn định hơn khi so cùng kim cương tự nhiên. Ta có thể cảm nhận trọn vẹn điều này qua những sản phẩm trang sức bằng kim cương nhân tạo đang bày bán tại Jemmia.

Jemmia có những sản phẩm cực kỳ chất lượng, mẫu mã hợp thời trang và giá vô cùng xứng đáng giá người sở hữu. Lựa chọn này, không chỉ tôn vẻ đẹp và giá trị của người sử dụng, mà nó còn đem đến cho người dùng một lựa chọn đúng đắn, phù hợp và trọn vẹn với chính mình.

Danh