Saigonbus thu tiền khủng nhưng lợi nhuận bèo bọt
Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Nghe có vẻ lạ nhưng theo doanh nghiệp Saigonbus dù thu số tiền khủng nhưng tính ra lợi nhuận lại cực thấp.
Thuộc một trong các doanh nghiệp lớn nhất tại Sài Gòn, vốn đầu tư cực cao nhưng hiệu suất kinh doanh liên tục cho thấy rất ảm đạm. Gần đây, theo báo cáo tài chính của Saigonbus, tuy thu về hàng trăm tỷ đồng nhưng tính trừ hảo các khoản phí các thì lợi nhuận chưa đến nửa tỷ. Dù vậy, nhìn vào quá khứ hoạt động gần nhất thì đây vẫn được coi là có chút tiến triển.
Thực hư ra sao và câu chuyện này thế nào? Mời đọc "Saigonbus thu trăm tỷ, lãi trăm triệu" đăng trên VnExpress như sau:
Doanh thu thuần hơn 400 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế của Saigonbus, đơn vị quản lý hàng chục tuyến xe búyt tại TP HCM, chỉ khoảng 300 triệu đồng.
Báo cáo tài chính quý III của Công ty cổ phần Xe khách Sài Gòn (Saigonbus) ghi nhận 129 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái và nâng lũy kế từ đầu năm lên 406 tỷ đồng. Trong đó, dịch vụ xe buýt trợ giá đóng góp hơn một phần ba vào cơ cấu doanh thu.
Đối lập với tăng trưởng doanh thu hai chữ số, biên lợi nhuận gộp của Saigonbus giảm sâu từ 15% xuống còn 6%. Sau khi trừ khoản chi phí tài chính tăng đột biến, cộng thêm phí thanh lý tài sản và quản lý doanh nghiệp, công ty báo lỗ sau thuế xấp xỉ 5,5 tỷ đồng.
Nhờ kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong nửa đầu năm mà lũy kế lợi nhuận tính đến cuối quý III vào khoảng 311 triệu đồng, giảm gần 24 lần so với cùng kỳ. Kết quả này khiến biên lợi nhuận ròng của một trong những doanh nghiệp vận tải lâu đời nhất TP HCM đạt mức thấp kỷ lục, chưa đến 0,1%.
Biên lợi nhuận ròng của Saigonbus trong 9 tháng đầu năm chưa đến 0,1%.
Năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận (không bao gồm nguồn thu từ thanh lý phương tiện vận tải) lần lượt đạt 610 tỷ đồng và 14 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với thực hiện năm ngoái.
Theo báo cáo thường niên công bố trước đó, ban lãnh đạo Saigonbus cho biết tình hình hoạt động ngày càng khó khăn do trợ giá xe buýt năm sau giảm hơn năm trước. Cơ sở hạ tầng phục vụ các tuyến xe buýt (nhà chờ, bến trung chuyển, thông tin chuyến…) còn thiếu và bố trí chưa hợp lý, không thuận tiện cho hành khách và gây khó khăn cho công tác vận hành dẫn đến tốc độ tăng trưởng sản lượng không đạt yêu cầu.
Đối với một số lĩnh vực kinh doanh khác như đào tạo lái xe, cho thuê xe hợp đồng, dịch vụ du lịch… thì sự cạnh tranh gay gắt từ những doanh nghiệp khác cũng tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Công ty cổ phần Xe khách Sài Gòn được thành lập năm 1976 với nhiệm vụ chính là đưa đón cán bộ đi công tác. Từ năm 1983, công ty bắt đầu tiếp quản hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và mở rộng một số ngành nghề kinh doanh mới. Hiện, công ty có khoảng 500 xe phục vụ 32 tuyến trong địa bán TP HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Tây Ninh…
Sau đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào giữa năm ngoái, Saigonbus chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và nâng tổng vốn điều lệ từ 185 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng. Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH MTV (Samco) là đơn vị đại diện vốn nhà nước nắm giữ 49% cổ phần.
Có lẽ nhiều bạn đọc giả cũng chẳng thấy khó hiểu hay lấy làm lạ gì cho lắm vì gần như ai cũng biết Saigonbus thuộc quyền quản lý của nhà nước, nên xét về mục tiêu lợi ích cộng đồng, phục vụ xã hội hay khả năng kinh doanh thì lợi nhuận thấp là đương nhiên. Suy nghĩ gắt và khó nghe hơn nữa là do quản lý yếu kém, thiếu tính kinh tế thị trường nên động lực làm việc kém,...Dù sao thì số liệu cho thấy dường như Saigonbus kinh doanh không hiệu quả.
Thanh Thái
Bài liên quan