Biểu đồ giá vàng và bức tranh toàn cảnh về tài chính
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Thông qua việc xem biểu đồ giá vàng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính, nhưng đến mức độ nào thì chưa rõ.
Vàng thường được gọi là “kênh trú ẩn”, thiên đường đầu tư an toàn. Nhưng khi vàng “an toàn” thì cái gì sẽ rủi ro? Khi giá của nó thay đổi thì những thứ như tiền tệ, dầu mỏ, cổ phiếu,...sẽ có biến động gì? Cùng phân tích biểu đồ giá vàng trong bức tranh tài chính để làm rõ nhé!
1. Biểu đồ giá vàng và lạm phát, giảm phát
a. Lạm phát và giảm phát là gì đối với biểu đồ giá vàng?
Khi nhắc đến những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, không thể bỏ qua lạm phát và giảm phát. Trong đó, lạm phát chính là sự suy giảm giá trị của đồng tiền. Lạm phát xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ sự mất cân đối giữa cung và cầu.
Ngoài ra, còn một số tác nhân khác như chi phí đẩy, xuất khẩu nhập khẩu không cân bằng, ngân hàng nhà nước in tiền giải quyết khủng hoảng,...Ngược lại với lạm phát, giảm phát chính là sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. Kéo theo đó giá của hàng hóa sẽ giảm so với đồng tiền. Khi đó, biểu đồ giá vàng lên đường nét rất bất ổn.
Khi lạm phát và giảm phát kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội. Dẫn đến gia tăng tình trạng thất nghiệp, nợ xấu, lãi suất tăng cao… Từ đó, nền kinh tế dễ rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
=> Hiểu rõ hơn về giá trị của biểu đồ này thì có thể vào dangthanhthai.com xem bài này: Tác dụng của biểu đồ giá vàng và tầm quan trọng.
b. Biểu đồ giá vàng trong bối cảnh lạm phát, giảm phát
Khi một đất nước xảy ra lạm phát, trái phiếu của nhà nước sẽ bị giảm giá. Thị trường ngoại hối và các khoản nợ quốc tế cũng trở nên hết sức căng thẳng.
So với lạm phát, vòng xoáy giảm phát thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Khi nó xảy ra, giá cổ phiếu của các công ty sẽ giảm, triển vọng lợi nhuận gần như bằng không. Chưa kể, các khoản vay của các công ty dùng cho việc sản xuất cũng không thể thanh toán. Hàng hóa thừa mứa, lao động thất nghiệp, phá sản…Giảm phát tăng cao cũng mở ra nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ.
Chính vào lúc này, công chúng sẽ mất niềm tin vào hệ thống tài chính. Biểu đồ giá vàng sẽ ghi nhận sự tăng giá liên tục do nhu cầu mua vàng tăng.
Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá khứ. Đơn cử như hồi 2016, Nhật Bản đối mặt với lạm phát và phải điều chỉnh lãi suất âm. Người dân Nhật đã ào ạt mua vàng để dự trữ thay vì gửi tiền ở ngân hàng.
2. Mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và chứng khoán
Trong quá khứ khi chế độ kim bản vị còn tồn tại, lý thuyết cổ điển cho rằng vàng và cổ phiếu có mối quan hệ tích cực với nhau. Ở thời kỳ này, vàng là tiền tệ chính thức của các nền kinh tế. Do đó, khi sản xuất phát triển, cổ phiếu tăng, người dân sẽ có thêm thu nhập để sắm vàng. Biểu đồ giá vàng cũng tăng trưởng rõ rệt.
Kể từ sau sự sụp đổ của chế độ kim bản vị, vàng trở thành một tài sản tồn tại độc lập. Từ đó, mối quan hệ giữa chứng khoán và biểu đồ giá vàng đã đổi chiều.
a. Biểu đồ giá vàng và chứng khoán trong mối quan hệ nghịch đảo
Biểu đồ cho thấy, từ năm 1987 đến năm 2000, vàng và cổ phiếu tỉ lệ nghịch với nhau. Đây là giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán bắt đầu từ ngày “thứ hai đen tối”. Sự sụt giảm của chỉ số Dow Jones Industrial Average đã làm giá cổ phiếu toàn cầu giảm mạnh.
Nhưng kể từ sau năm 2000, khi kinh tế thế giới dần ổn định hơn giá vàng lại giảm. Dễ hiểu, khi sản xuất tăng trưởng, giá cổ phiếu tăng, mở ra một danh mục đầu tư có lợi nhuận cao hơn. Từ đó, vàng không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nữa.
Tuy nhiên, khi phân tích sự tương quan giữa biển đồ giá vàng và chứng khoán, các chuyên gia cho rằng không nên kết luận vội vàng. Để chính xác, ta phải xem xét theo các mốc ngắn hạn và dài hạn.
Khi đặt trong các mốc thời gian ngắn hạn, đặc biệt giữa bối cảnh xã hội bất ổn thì đúng là giá của chúng đối nghịch nhau. Nhưng trong dài hạn, xem biểu đồ giá vàng vẫn có những lúc cổ phiếu và vàng hòa thuận, tăng giá đồng đều với nhau.
Chưa kể, còn phải xem xét đến cổ phiếu của các công ty khai thác vàng. Vì rõ ràng ngay cả khi thị trường chứng khoán lao đao. Nếu giá vàng tăng cao thì cổ phần của các công ty kinh doanh vàng cũng sẽ lên giá.
b. Một ví dụ về mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và cổ phiếu
Để minh họa cho những giả thuyết phía trên, ta sẽ đi vào phân tích diễn biến của thị trường đầu tư vào tháng 3 năm 2020. Sở dĩ lựa chọn giai đoạn này vì giá vàng và chứng khoán diễn biến khá đặc biệt.
Giai đoạn 1: vàng và chứng khoán đều giảm
Tính đến ngày 17/3/2020, dưới tác động của Covid - 19 thị trường chứng khoán đã rớt giá nhiều tuần liên tiếp. Lúc này, các nhà đầu tư hết sức ngạc nhiên vì giá vàng cũng giảm nhanh chóng.
Ông đã chỉ ra những xu hướng biểu đồ giá vàng tương tự trong quá khứ. Cụ thể là vào tháng 4/2018; khủng hoảng kinh tế 2008; sự kiện bán tháo cổ phiếu sau khi bong bóng dot - com vỡ vào năm 2001 và khủng hoảng 1987.
Thông thường, mọi người vẫn nghĩ khi cổ phiếu bất ổn nhà đầu tư sẽ ngay lập tức lao vào vàng. Họ thật sự đã lầm, vàng vẫn chịu những áp lực của riêng nó!
Khi cổ phiếu giảm, đặc biệt là khi giá trị vốn của chủ sở hữu thấp hơn 7% trong một ngày, các nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung. Thay vì bán cổ phần, bán nhà, bán xe hay các tài sản khác để lấy tiền mặt thì các nhà đầu tư sẽ bán một thứ có giá trị thanh khoản cao hơn - vàng. Chưa kể, biểu đồ giá vàng cũng thay đổi khi các doanh nghiệp cũng có xu hướng bán số vàng đã dự trữ từ trước. Tiền thu được sẽ giúp họ duy trì sản xuất, trả lương công nhân…
Khi số lượng vàng bán ra tăng thì giá vàng sẽ giảm đột ngột.
Giai đoạn 2: vàng tăng, chứng khoán tiếp tục giảm
Và kể từ đó đến nay, giá vàng vẫn leo thang nhanh chóng và được dự báo sẽ vượt đỉnh. Trong khi đó, thị trường chứng khoán vẫn không mấy khả quan.
Đánh giá tình hình hiện tại: Châu u, Châu Mỹ vẫn chưa khống chế được Covit - 19; Châu Á phải đối mặt với làn sóng thứ 2 của dịch bệnh; Biên giới đóng cửa, bạo động, chính trị căng thẳng… Trong bối cảnh này, rất ít người tỏ ra lạc quan về xã hội, tài chính, chứng khoán. Do đó, đây vẫn là môi trường màu mỡ cho giá vàng trong tương lai.
3. Biểu đồ giá vàng và đồng US Dollar
a. Mối tương quan giữa biểu đồ giá vàng và đồng đô la
Trước khi áp dụng chế độ tiền tệ như hiện tại, giá trị của đồng USD đã được xác định bởi Tiêu Chuẩn Vàng (kim bản tệ). Đây là một tiêu chuyển được sử dụng rộng rãi từ năm 1900. Đến năm 1971 dưới thời của Nixon, Hoa Kỳ nắm giữ khoảng 75% trữ lượng vàng của thế giới. Tổng thống Mỹ đã không cho Fed mua lại đồng USD bằng vàng.
Đến năm 1976, chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức tách đô la ra khỏi giá vàng. Vàng chuyển sang trao đổi thả nổi.
Kể từ đó, đô la và vàng trở thành hai giá trị độc lập với nhau, biểu đồ giá vàng cũng có biến chuyển lớn. Kể từ đó, vàng và đô la trở thành hai kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Trong những giai đoạn khác nhau, giá trị của hai kênh này cũng biến động khác nhau.
Trường hợp 1, khi giá đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, giá vàng sẽ giảm. Đó là bởi vì đối với các nền kinh tế khác vàng trở nên đắt đỏ hơn. Khi vàng đắt hơn, nhu cầu mua vàng của người dân sẽ giảm dẫn đến giá vàng hôm nay giảm.
Trường hợp 2, khi tiền đô la Mỹ rẻ hơn, biểu đồ giá vàng sẽ tăng lên. Nguyên nhân vì đô la và vàng đều được xem là tài sản có giá trị bảo hiểm rủi ro. khi đô la mất giá, vàng sẽ là tài sản có độ rủi ro thấp hơn. Nhu cầu mua vàng cũng vì vậy mà tăng đáng kể.
b. Lãi suất - yếu tố tác động đến quan hệ giữa đô la và biểu đồ giá vàng
Đô la là đồng tiền chung dùng trong các giao dịch quốc tế. Khi các ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất tăng thì đô la sẽ tăng. Ngay lập tức, giá vàng sẽ giảm vì lợi nhuận của việc tích trữ vàng trở nên thấp hơn. Và tất nhiên, xu hướng này cũng nghịch đảo khi lãi suất đảo chiều.
Ta có thể thấy rõ điều này trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Sau đợt cắt giảm lãi suất của Fed, giá vàng hoạt động cực kỳ tốt. Thậm chí nó đạt đỉnh 1900 USD/ounce.
Cho đến khi Fed tháo gỡ bảng cân đối kế toán, tăng lãi suất thì khác. Đồng đô la tăng tạo áp lực khiến biểu đồ giá vàng giảm và ảm đạm trong nhiều năm.
Vi
Bài liên quan